Sau tất cả những ngày tháng lay hoay trong mớ bòng bong mang tên Ads. Khi mà Facebook ngày càng xiết chặt chính sách, để rồi giá quảng cáo từ đó tăng vụt, chi phí trên từng mục tiêu siêu đắt mà tỷ lệ chuyển đổi khá “hên xui”. Các Marketer đã vớ được một phao cứu sinh chính là Landingpage với đất diễn khá “nhiều & xịn”, nơi mà content được thỏa sức trình diễn tài năng. Dưới đây, sẽ là Bộ bí kíp viết content tối ưu tỉ lện chuyển đổi cho landingpage của mình luyện được. Xin chia sẻ cùng các bạn thương yêu. Sau khi đọc, nếu có bổ sung gì cho mình, xin vui lòng để lại ở bình luận bên dưới hoặc Inbox cho mình ở đây nhé, rất vui được bàn luận cùng các bạn!

Landingpage là gì?

Tất nhiên, đa số các bạn khi có duyên đọc được bài viết này của mình thì “dư xăng” biết landingpage là cái chi chi rồi nè. Nhưng để bài viết có tính logic và dành cho tất cả mọi người, bao gồm cả những bạn đam mê content marketing mới chập chững vào nghề, mình sẽ hệ thống lại một cách dễ hiểu về định nghĩa này nhé!

Đầu tiên, Landingpage là một trang web siêu đơn giản, chỉ có duy nhất MỘT TRANG. Bạn chú ý điều này nhé, vì đặc điểm này mà thường landingpage sẽ được sử dụng cho một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ, dành riêng cho việc dẫn dắt một tệp khách hàng nhằm nâng cao mục tiêu chuyển đổi. Vậy, khi nào nên sử dụng landingpage?

Khi nào nên sử dụng Landingpage?

Từ đặc điểm chỉ duy nhất một trang của Ladingpage dẫn đến việc nó thường được các Marketer sử dụng để tối ưu cho việc bán hàng cho từng tệp khách hàng khác nhau. Ở đây mình sẽ chia sẻ sơ qua về cách mà team mình thường làm. Team mình nhận được một dự án bán Dược Mỹ Phẩm Trị Mụn, thuộc phân khúc trung bình thấp (350k/sản phẩm).

Case landingpage cho sản phẩm Dược Mỹ Phẩm Trị Mụn

Về sản phẩm: chỉ 350k và đặc tính chính là trị mụn, khá hiệu quả (^^) (Ở đây mình chỉ phân tích góc độ đơn giản nhất để bán hàng, không bàn thêm các đặc điểm khác nhé)

Về khách hàng:

Mức giá này cực kì dễ dàng chốt khách, quan trọng ở chỗ bạn thuyết phục khách hàng tin sản phẩm đến đâu (mà đây chính là nội dung chính của bài viết này nhen: Bí kíp tạo content để tối ưu chuyển đổi cho landingpage mà).

Có bốn tệp khách hàng bị mụn cơ bản:

  1. Khách hàng Nam tuổi dậy thì, mụn dậy thì
  2. Khách hàng Nữ tuổi dậy thì, mụn dậy thì
  3. Khách hàng nữ sau sinh, mụn nội tiết tố
  4. Khách hàng tuổi trưởng thành, mụn do yếu tố môi trường

Với mỗi tệp khách hàng này, team mình tạo một landingpage về sản phẩm Dược mỹ phẩm trị mụn riêng cho họ với lối dẫn dắt content cũng như thiết kế landingpage hoàn toàn khác biệt nhau, nhằm mục tiêu tối ưu hóa nội dung, phù hợp với insight cũng như đặc điểm riêng của từng tệp khách hàng. Riêng điểm này sẽ là điểm đầu tiên để quyết định đến tỉ lệ chuyển đổi phía sau rồi á. Rồi, tới đây chúng ta có thể đi vào nội dung chính của bài viết rồi nhé!

Mình có viết riêng một bài viết về: Cấu trúc landingpage chuẩn nhất, các bạn có thể xem thêm tại đây nhé! 

Mình có trọn bộ bí kíp content dành cho các ngành, các bạn có thể vào mục BÍ KÍP để bàn luận cùng mình nhé!

Bí kíp viết content cho landingpage số 1: viết đúng insight

Lại là một từ quá quen thuộc với marketer phải không, nhưng vẫn lối tư duy dành cho tất cả mọi người muốn tìm hiểu. Mình vẫn viết hệ thống một cách đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng nhất nhé!

Như ở trên đã nói, mỗi một landingpage này sẽ dành riêng cho một tệp khách hàng khác nhau với những “nỗi đau” riêng, đặc tính riêng, hành vi & quyết định mua hàng rất riêng. Do đó, việc của người sáng tạo nội dung là đào sâu vào những chất liệu này, để tìm ra điểm chạm gần gũi, quen thuộc nhất, trọng tâm và thiết yếu nhất để khai thác.

  • Bạn trai, bạn gái tuổi dậy thì, cái tuổi đang khát khao thể hiện bản thân mãnh liệt nhất lại bị mụn sẽ có những nỗi đau nào?
  • Người phụ nữ sau bao tháng ngày mang nặng đẻ đau, thức khuya chăm con, rối loạn nội tiết tố dẫn đến bị mụn có những suy nghĩ gì?
  • Những chàng trai cô gái tuổi trưởng thành bị mụn do môi trường nhiều bụi, họ nghĩ gì?

Đặt câu hỏi cho những người bị mụn xunh quanh mình (hỏi cho khéo và tinh tế nhen). Mình sẽ có một bài viết riêng về cách đặt câu hỏi khi muốn tìm insight sau nhé. Hoặc có một cách siêu dễ dàng hơn là các bạn có thể tìm đọc các comment trong các post liên quan trên mạng xã hội. Thậm chí, như team mình thì post một post dạng khảo sát trên kênh của team, lấy một video về nỗi tự ti khi bị mụn rồi đăng lên, chạy ads luôn, thế là ào ạt các bạn vô comment nỗi khổ cũng như đã đấu tranh như thế nào. Lượm lặt insight với idear ở đây chớ đâu nè!

(Mình không chụp màn hình show case, các bạn có thể inbox cho mình để chúng ta thảo luận chi tiết)

Bí kíp viết content cho landingpage số 2: nghệ thuật trình diễn USP sản phẩm

Ồ, người viết content marketing thì sẽ chẳng bao giờ bạn liệt kê các usp này ra trắng trợn đâu phải không? Đối với landingpage càng không được như vậy. Càng phải tránh xa việc liệt kê nếu không muốn những vị khách hàng cố công lắm mới tiếp cận được rời xa trang landing này khi chưa kịp để lại dấu vết gì.

Đất diễn trên landingpage rất nhiều. Hãy trình diễn nhiều hơn, hãy biến nơi này thành nơi mà khách hàng như tìm được một người hiểu mình. Bạn đã bao giờ đi coi bói chưa? Có phải thầy bói luôn bắt đầu bằng con người và quá khứ của bạn không? Khi bạn nghe thầy nói về quá khứ đúng với điều bạn đã từng trải qua, bạn sẽ tin thầy hơn khi thầy nói về tương lai phải không nè? Ở đây câu chuyện cũng là vậy, hãy viết vào tận cùng nỗi đau của khách hàng, sau đó trình diễn Usp sản phẩm như một minh chứng rằng sản phẩm này sẽ giúp đỡ bạn vượt qua những trở ngại đó.

Lưu ý ở đây là:

Không liệt kê Usp mà hãy viết theo dạng một đặc tính sản phẩm sẽ đi chung một lợi ích khách hàng nhận được

Sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên –> do đó: thích hợp cả với làn da thường xuyên bị kích ứng của bạn

Đẩy nhân mụn lên chỉ sau 2 ngày sử dụng–> Thật tuyệt phải không, chiều thứ sáu bạn bắt đầu thoa serum lên, và chiều chủ nhật nhặt hết nhân mụn ra, thứ hai lại đi làm bình thường không còn e ngại bị chú ý nữa.

Tương tự như vậy với chính sách bảo hành, cam kết đổi trả của nhãn hàng nhen!

Bí kíp viết content cho landingpage số 2: Feedback theo dạng câu chuyện

Thực tế đang diễn ra là khách hàng không còn tin feedback như trước kia nữa rồi. Một vài dòng sáo rỗng, show những ảnh chụp tin nhắn về hiệu quả không còn tác dụng thuyết phục khách hàng nữa, ngược lại càng khiến họ cảm thấy: ủa, trông mình có vẻ dễ bị lừa lắm phải hem? Cách viết feedback cho landingpage lúc này là hãy kể chúng thành một câu chuyện. Như cách bạn nghe những người xung quanh kể chuyện vậy đó. Có rất nhiều người bạn chưa gặp, nhưng khi nghe kể về họ, bạn lại tin răm rắp, vì sao vậy? Vì nó là một câu chuyện, có tình tiết, có giọng kể, có nhân vật ^^ chỉ vậy thôi!

Nên hãy áp dụng điều này cho feedback của sản phẩm nhé, hãy lấy những chất liệu có thật và biên lại thành một câu chuyện thật gần gũi, lồng ghép trong đó là phản hồi về sản phẩm.

Bí kíp viết content cho landingpage số 3: Video lời khuyên của ngôi sao hoặc chuyên gia

Tốt nhất là dùng video và vẫn theo format là câu chuyện nhé! Các ngôi sao (ca sĩ, diễn viên…), các chuyên gia (KOLs) có để chia sẻ câu chuyện của họ. Khách hàng luôn tin những sản phẩm được bảo hộ bởi cụm “người nổi tiếng”. Và bây giờ xu hướng mới là những KOC (khách hàng đã sử dụng sản phẩm) với lượng biết đến ít hơn nhưng mức độ thuyết phục lại cao hơn.

Bí kíp viết content cho landingpage số 4: làm gì khi biết khách hàng không đọc hết nội dung

Chúng ta nên làm gì khi viết nội dung cho landingpage nhưng lại biết rõ rằng khách hàng thường không đọc hết nội dung của một trang Landing page. Thực tế, họ đa số chỉ đọc lướt qua. Vậy chúng ta xây dựng cả một câu chuyện hay ở trên để làm gì? Không đâu, chúng không hề vô dụng, ngược lại hữu ích vì khách hàng “không đọc kỹ” chứ “không phải” họ “không đọc”.

Do đó, chúng ta cũng cần sử dụng thêm các bullets (điểm nhấn), khoảng trắng, tiêu đề phụ để note lại những ý chính mà bạn muốn khách hàng để tâm và theo dõi nữa nhé!

Hôm nay đến đây nhé, mình cám ơn các bạn đã đọc. Mình sẽ cập nhật thêm các bí kíp ngay khi mình có thời gian! Thương nhiều!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here