Chuyện ăn uống và phép tính cộng trừ
Chuyện ăn uống và phép tính cộng trừ
Thông thường, các chuyện ăn uống để sống khỏe luôn là chủ đề được đông đảo người quan tâm. Kèm theo đó, các sản phẩm liên quan đến làm đẹp cũng được quảng cáo rầm rộ. Vừa có sức khỏe lại vừa mang lại sắc đẹp, đó là một điều tuyệt vời mà ai cũng mong ước. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều thứ một lúc thì điều đó có tốt hay không?

Chuyện ăn uống chạy theo trào lưu “sống khỏe”

Hễ có một thực phẩm mới nào được quảng cáo là tốt cho sức khỏe và giúp làm đẹp là người ta lại mua về. Rồi khi cơn sốt của nó qua đi, người ta lại giới thiệu những cách làm đẹp mới và tiếp tục áp dụng. Điều đó chẳng khác gì một cuộc rượt đuổi theo một trào lưu đang thịnh hành.

Xu hướng chăm sóc sức khỏe theo “phép tính cộng”

Tôi cảm thấy xu hướng chăm sóc sức khỏe hiện nay như một phép tính cộng. Cứ sản phẩm nào được quảng cáo tốt là người ta lại mua. Còn trong thế giới của thiền, việc chăm sóc sức khỏe ấy như một phép tính trừ. Chẳng hạn như nói về việc ăn uống thì trong thiền ta không nghĩ đến “ăn những thứ tốt cho sức khỏe” mà nghĩ đến “loại bỏ những thứ không tốt cho sức khỏe”.
Bản thân tôi vốn cho rằng, chính người Nhật đã tạo ra phép trừ. Tôi đưa ra minh chứng như sau. Người Châu Âu có văn hóa dùng nước hoa từ rất lâu đời, văn hóa này đã ăn sâu bám rễ vào từng cá nhân. Bởi mùi cơ thể của họ rất nặng, nên họ nghĩ tới việc làm gì đó để làm chìm thứ mùi ấy xuống. Và lúc đó, người Châu Âu đã tạo ra loại nước hoa có mùi hương mạnh hơn cả cơ thể. Dùng loại nước hoa nào đó sẽ giúp cơ thể tạo ra một mùi hương dễ chịu, và mùi cơ thể sẽ biến mất. Đó là lối suy nghĩ dựa trên phép tính cộng.
Trái lại, người Nhật nếu có mùi cơ thể thì họ sẽ nghĩ cách để loại bỏ mùi đó đi. Họ sẽ vào bồn tắm để gội rửa thật sạch sẽ, kỹ càng và loại bỏ những mùi khó chịu trên cơ thể. Do đó, “văn hóa xà phòng” xuất hiện. Tôi thấy rằng, “mùi xà phòng” dường như là thứ mùi dễ chịu nhất đối với người Nhật.
Tôi cảm giác có vẻ như lối suy nghĩ theo phép trừ như thế đã bị mờ nhạt dần bởi sự dảnh hưởng của nền văn hóa Âu Mỹ.
Người ta thường không từ bỏ thói quen cũ cho dù không tốt, nhưng vẫn lại muốn cơ thể khỏe mạnh hơn. Chính vì thế khi có một cái gì mới, người ta lại tiếp tục lấy về. Lối suy nghĩ theo kiểu phép cộng như thế cũng có vẻ đang tạo ra khá nhiều phiền não.
Nhìn lại lối suy nghĩ phép cộng, bạn sẽ thử chuyển sang kiểu suy nghĩ phép trừ chứ? Bạn sẽ thử từ bỏ việc cộng thêm một số thứ chứ? Tôi nghĩ chắc chắn nó sẽ mang lại cảm giác rất dễ chịu, sảng khoái đấy!
Nếu loại bỏ những thứ có hại cho cơ thể, tự nhiên bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here